Tiến độ đền bù, giải phóng
mặt bằng dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1 trong thời
gian qua rất chậm.
Ngày 10.9, Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải chủ trì cuộc họp nghe báo cáo
tiến độ công tác triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, huyện Hàm
Tân.
Dự án Khu công
nghiệp Sơn Mỹ 1 nằm ở huyện Hàm Tân, Bình Thuận có tổng diện tích đất phải thu
hồi để thực hiện là 375,57ha. Bao gồm dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ, Trung tâm điện
lực, đường vào và nhà điều hành Khu công nghiệp. Đến nay, diện tích đã thực
hiện đền bù, giải phóng mặt bằng 87,01ha; diện tích đất còn lại phải thực hiện
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đến năm 2025 là 288,56ha.
Trong các phần dự
án nêu trên có những diện tích trong tình trạng đã xong công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng; đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;
UBND xã đã họp xét tính pháp lý; đã thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư; đã thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ.
Trước tiến độ
trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải cho rằng, tiến độ thực
hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án trong thời gian qua rất chậm.
Trong khi dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, huyện Hàm Tân là dự án rất quan
trọng, khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Qua đó, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc
trực tiếp với UBND huyện Hàm Tân để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công
tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án này. Các sở, ban, ngành và đơn vị có liên
quan tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
UBND huyện Hàm
Tân chủ động hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương
liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1.
Dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1
được Thủ Tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư năm 2017. Khi được đầu tư
hoàn chỉnh, nơi đây sẽ trở thành một trung tâm điện lực của tỉnh, thu hút đầu
tư phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp,
logistics... Và có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện Hàm Tân, khu vực phía Nam và
cả tỉnh Bình Thuận.
Theo Tấn Kiểu - BQLKCN ( Trích nguồn baolaodong.vn)