Hợp tác phát triển các KCN: Thu hút doanh nghiệp từ TP. Hồ Chí Minh về Bình Thuận
Chương
trình hợp tác phát triển các khu công nghiệp (KCN) giữa Ban Quản lý các Khu chế
xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với Ban Quản lý các KCN Bình Thuận đang hướng
đến hỗ trợ khai thác tiềm năng, lợi thế của 2 địa phương…
Hỗ
trợ để phát triển
Xúc
tiến hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, chương trình hợp tác giữa
Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh với Ban Quản lý các
KCN Bình Thuận tiếp tục được ký kết vào đầu năm 2021. Qua triển khai thực hiện
đã từng bước tạo sự gắn kết hai Ban Quản lý, đồng thời là cầu nối giữa chủ đầu
tư hạ tầng cũng như doanh nghiệp thứ cấp tại địa phương.
Cụ
thể trong thời gian qua, 2 Ban Quản lý đã phối hợp tổ chức nhiều hội nghị gặp gỡ,
giới thiệu doanh nghiệp từ các khu chế xuất, KCN tại TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu
mở rộng đầu tư vào KCN trên địa bàn Bình Thuận. Đặc biệt là mời gọi trường hợp
doanh nghiệp đầu tư lâu năm tại TP. Hồ Chí Minh nhưng đến nay không còn phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố để nghiên cứu di dời về
tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ. Trong đó có kết nối giới thiệu Khu chế xuất
Linh Trung, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu chế xuất Vĩnh Lộc gặp gỡ, trao đổi với
KCN Hàm Kiệm I, Hàm Kiệm II… nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư và dịch chuyển cơ sở sản
xuất có nhu cầu mở rộng hoặc di dời về Bình Thuận.
Đánh
giá kết quả thực hiện, ông Phùng Hữu Cư - Trưởng Ban quản lý các KCN Bình Thuận
cho rằng nhìn chung chương trình hợp tác giữa hai Ban Quản lý cũng mang lại hiệu
quả thiết thực. Tính đến nay, các KCN Bình Thuận đã thu hút 20 dự án do các nhà
đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh đăng ký với tổng vốn đầu tư hơn 1.620 tỷ đồng. So
tổng số dự án thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh thì các dự án có vốn từ
TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ gần 1/4 (với 20/87 dự án), trong khi vốn đầu tư chiếm
7,39%... Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa như kỳ vọng bởi không có sự dịch
chuyển nhiều từ các doanh nghiệp trong khu chế xuất, KCN thành phố đến Bình Thuận.
Bên cạnh đó cũng chưa hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa từ
doanh nghiệp thành phố sang các doanh nghiệp Bình Thuận và ngược lại. Hay như
nhiều tiềm năng về nguồn lực, khoa học kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm quản lý
của các doanh nghiệp thành phố và tiềm năng, nguồn lực về đất đai, lao động tại
Bình Thuận vẫn chưa được khai thác hiệu quả…
Thu
hút về Bình Thuận
Tại
Hội nghị sơ kết chương trình hợp tác vừa được tổ chức tại TP. Phan Thiết vào cuối
tháng 10/2024, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp
TP. Hồ Chí Minh cũng trao đổi về vấn đề này. Theo đó cho biết TP. Hồ Chí Minh
có 3 khu chế xuất, 14 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích khoảng 3.900
ha, hiện thu hút 1.723 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký tương
đương 13,643 tỷ USD. Dù vậy đến năm 2041 và những năm tiếp theo, tại đây sẽ có
một số khu chế xuất, KCN bắt đầu hết thời hạn 50 năm thuê đất của Nhà nước. Do
vùng không gian xung quanh hiện rất đông dân cư và là các đô thị phát triển, thế
nên thành phố định hướng chỉ giữ lại tối đa diện tích đất công nghiệp tại các
khu chế xuất, KCN hiện hữu để tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp. Nhưng
sẽ tập trung tái cơ cấu các ngành theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh và
tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, giảm thâm dụng đất đai do quỹ đất công
nghiệp ở đây rất hạn chế.
Trong
khi đó, đến nay Bình Thuận đã hình thành 9 KCN với tổng diện tích trên 3.000
ha, sắp tới còn được xem xét đầu tư, mở rộng thêm một số KCN tiềm năng và khu
kinh tế ven biển. Thêm yếu tố thuận lợi nữa là tuyến đường bộ cao tốc Bắc -
Nam, đoạn qua địa bàn Bình Thuận đưa vào sử dụng đã tháo gỡ điểm nghẽn về giao
thông đối ngoại. Qua đó kết nối địa phương với các vùng miền trong cả nước, đặc
biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà “đầu tàu” là TP. Hồ Chí Minh, nhờ vậy
giúp các KCN Bình Thuận có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới…
Những
tiềm năng, lợi thế của Bình Thuận còn tạo động lực tăng trưởng cho các KCN tại
địa phương trên lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, chế
biến nông - lâm - thủy sản. Cùng với đó góp phần tạo điều kiện phát triển
thương mại, dịch vụ và logistics gắn với hoạt động khai thác cảng biển, đặc biệt
là thu hút các dự án điện khí, đầu tư xây dựng mới KCN, khu kinh tế trong giai
đoạn mới… Vì vậy tới đây, chương trình hợp tác được triển khai tiếp tục đi vào
thực chất hơn, tạo được sự đồng hành và là cầu nối giữa 2 Ban Quản lý với các
chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp thứ cấp. Hướng đến hình thành mô hình KCN sinh
thái nhằm tối ưu hóa việc sử dụng, chia sẻ tài nguyên và hợp tác sản xuất đem lại
hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tạo lợi thế
cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Về
phía Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cũng ghi nhận
những thông tin về đầu tư và kêu gọi đầu tư, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tra cứu, tham khảo trong trường hợp di dời hoặc đầu
tư mở rộng KCN tại Bình Thuận.
Theo Đinh Vũ - BQLKCN ( Trích nguồn baobinhthuan.gov.vn)