Điều kiện để thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Lượt xem: 3553

Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14/8/2020 sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) trước đây.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 như sau:

- Thương nhân đáp ứng các điều kiện sau có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

+ Là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất.

+ Không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

+ Có cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.

- Bên cạnh các quy định nêu trên, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC nếu đáp ứng các quy định sau:

+ Đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 02 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

+ Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất; thì nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

Như vậy, so với quy định tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT, Thông tư số 19/2020/TT-BCT đã bổ sung thêm điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/9/2020./.

**AWSC: Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.

Theo tin Phòng QLĐT&DN-BQLKCN

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập