Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
sự phối hợp của chính quyền và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã triển khai phong trào “Dân vận khéo” gắn với thực hiện
các cuộc vận động, phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát
động, đã đạt nhiều kết quả tích cực...
Nổi rõ là việc đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên các cấp triển khai
thực hiện khá đồng bộ. Hệ thống tổ chức MTTQ Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở được
củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Việc phát huy
vai trò các chức sắc dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức trong xây dựng khối
đại đoàn kết, vận động các tín đồ tôn giáo, dân tộc và các tầng lớp nhân dân
tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động
ngày càng có ảnh hưởng tích cực, sâu rộng. Tham mưu và triển khai tốt chính
sách an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, xây dựng nhà ở, góp phần ổn định
đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các ý kiến, kiến nghị của Mặt trận và
các thành viên qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội đã được các cấp ủy
Đảng, chính quyền nghiêm túc tiếp thu, chỉ đạo khắc phục... Qua đó góp phần
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại của tỉnh, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh mạnh lên về
mọi mặt với khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng,
bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Mặt trận trong những năm qua vẫn còn
những hạn chế. Đó là công tác vận động, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc còn chưa toàn diện và chậm đổi mới. Sự phối hợp giữa Mặt trận và
các tổ chức thành viên để nắm bắt tình hình, giải quyết tâm tư, nguyện vọng và
những bức xúc trong nhân dân ở một số việc có lúc chưa kịp thời. Công tác tuyên
truyền, vận động đồng bào các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam ở nước ngoài
tham gia đóng góp, xây dựng quê hương có mặt còn hạn chế. Công tác phản biện xã
hội đạt chất lượng chưa cao, chủ yếu chỉ tham gia góp ý các dự thảo văn
kiện, các văn bản quy phạm pháp luật...
Nguyên nhân của những hạn chế ấy,
một phần do trước những yêu cầu nhiệm vụ mới và khó, có những việc trong quá
trình thực hiện, Mặt trận vừa triển khai vừa phải rút kinh nghiệm. Mặt khác,
điều kiện hoạt động của Mặt trận, chính sách đãi ngộ còn hạn chế, thu nhập thấp,
do vậy khó thu hút và động viên cán bộ Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở. Bên
cạnh đó, công tác tham mưu của Mặt trận có nơi còn thiếu chủ động, từng nơi,
từng lúc chưa sát với tình hình thực tế ở địa phương, cơ sở. Việc phối hợp với
chính quyền để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn chậm, nhất là những đề
xuất, kiến nghị của nhân dân...
Từ thực tiễn trong triển khai
thực hiện phong trào dân vận khéo thời gian qua, Mặt trận các cấp đã rút ra một
số bài học kinh nghiệm. Đó là cần đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, kịp thời của
Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của công tác Mặt
trận. Hoạt động của Mặt trận phải luôn bám sát chủ trương, đường lối của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, Mặt trận phải là nơi lắng nghe và
phản ánh các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, hoạt động của Mặt trận phải hướng
tới đáp ứng nguyện vọng, thực sự là nơi đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân...
Theo Hải Thùy - BQLKCN (tin trích nguồn báo binhthuan.gov.vn)